Quản lý rủi ro
1. Mục đích:
Nhằm tăng cường quản lý an toàn sản xuất, tuyệt đối hoặc giảm bớt các sự cố về an toàn phát sinh, thông qua báo cáo sự cố, thống kê, điều tra, phân tích, xử lý; có thể nắm rõ các vấn đề về an toàn tồn tại trong công ty, rõ ràng tình trạng phân bố các loại sự cố, đồng thời đảm bảo các quy định về an toàn sản xuất được thực hiện triệt để, nên xây dựng quy định này.
2.
Các loại sự cố:
2.1 Sự cố thiết bị: Chỉ các thiết bị sản xuất bị hư hỏng hoặc trục trặc , l àm gián đoạn sản xuất .
- Sự cố nhỏ : hư hỏng thiết bị hoặc cắt giảm sản xuất , các tổn thất thực tế dưới 1,000,000VNĐ
- Sự cố bình thường: hư hỏng thiết bị hoặc cắt giảm sản xuất , các tổn thất thực tế từ trên 1,000,000VNĐ đến 20, 000 ,000 VNĐ.
- Sự cố nghiêm trọng: Hư hỏng thiết bị hoặc cắt giảm sản xuất , các tổn thất thực tế lớn hơn 20,000,000 VNĐ
2.2 Tai nạn t hương vong : người lao động trong quá trình lao động sản xuất , phát sinh chấn thương , ngộ độc cấp tính
- Tai nạn nhẹ : Sử dụng tủ thuốc sơ cấp cứu hoặc đơn giản điều trị , không cần đưa đi bệnh viện hoặc nghỉ việc
- T ai nạn nghiêm trọng : Khiến não bộ , mắt, tay chân , thân mình và các bộ phận khác của người thao tác bị chấn thương nghiêm trọng khiến mất khả năng lao động , phải đưa đến bệnh viện để điều trị hoặc nhập viện nghỉ việc điều trị.
- Tai nạn chết người: Nạn nhân của vụ tai nạn t rong quá trình xảy ra tai nạn hoặc quá trình cấp cứu chữa trị bị tử vong
- Tai nạn chết người nghiêm trọng: một lần chết từ 1-2 người
- Tai nạn chết người đặc biệt nghiêm trọng: một lần chết từ 3 người trở lên
3. Trình tự xử lý và báo cáo tai nạn
3. 1 Phát sinh tai nạn nhẹ , sự cố nhỏ đối với thiết bị , nên do người bị thương hoặc người có mặt tai hiện trường tai nạn báo cáo thời gian , địa điểm, tên của những người bị thương , diễn biến tai nạn với Chủ quản bộ phận, sau đó do Chủ quản bộ phận báo cáo với bộ phận Hậu Cần và người phụ trách của công ty.
3.2 Phát sinh tai nạn nghiêm trọng, sự cố bình thường với thiết bị, người bị thương hoặc người có mặt tại hiện trường và những người có liên quan phải lập tức báo cáo cấp trên hoặc người phụ trách công ty, người phụ trách công ty sau khi nhận được báo cáo phải lập tức đưa người bị nạn đến bệnh viện để cứu chữa.
3.3 Phát sinh tai nạn chết người, sự cố nghiêm trọng, tai nạn chết người nghiêm trọng và tai nạn chết người đặc biệt nghiêm trọng, người có mặt tại hiện trường phải lập tức báo cáo cấp trên hoặc người phụ trách công ty, người phụ trách công ty sau khi nhận được báo cáo ngoài việc gọi điện công an báo án, phải lập tức báo cho cấp trên quản lý, công đoàn cấp trên ….
3.4 Sau khi tai nạn phát sinh, trước tiên phải cứu chữa người bị hại, áp dụng các biện pháp ngăn chặn tai nạn tiếp tục phát sinh, bảo vệ hiện trường, thực hiện theo nguyên tắc “Bốn không tha” nghiêm túc tiến hành điều tra xử lý.
3.5 Phát sinh sự cố bình thường hoặc tai nạn nghiêm trọng do Chủ quản bộ phận Hậu cần hoặc Chủ nhiệm an toàn đứng đầu, phối hợp với chủ quản bộ phận phát sinh và những người có liên quan khác tiến hành điều tra phân tích và xử lý.
3. 6 Phát sinh tai nạn chết người do Tổng giám đốc đứng ra tổ chức tổ điều tra gồm Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, Công an huyện Chương Mỹ, BQL các KCN và Chế xuất Hà Nội, Công đoàn BQL các KCN và CX Hà Nội.
3. 7 Khi có các trường hợp sau xảy ra, người bị tai nạn hoặc người có liên quan chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm chính:
- Vi phạm nội quy chỉ đạo hoặc thao tác, mạo hiểm làm việc gây ra;
- Vi phạm quy trình an toàn hoặc quy trình làm việc, gây ra tai nạn chết người;
- Vi phạm nội quy lao động, tự ý mở/bật thiết bị hoặc tự ý thay đổi, tháo lắp, huỷ hoại, lạm dụng các thiết bị và dụng cụ an toàn gây ra tai nạn;
3.8 Khi có các trường hợp sau, người phụ trách chịu trách nhiệm quản lý:
- Do các quy trình chính sách về an toàn, chế độ trách nhiệm và quy trình thao tác không kiện toàn, công nhân viên không có nội quy để tuân thủ gây ra tai nạn chết người;
- Không tiến hành huấn luyện về an toàn và kỹ thuật cho công nhân theo quy định, hoặc công nhân viên không đạt tiêu chuẩn huấn luyện cho phép làm việc gây ra tai nạn chết người;
- Máy móc thiết bị vượt quá hạn kiểm định hoặc quá tải trọng vẫn cho phép vận hành, hoặc do thiết bị có thiếu sót mà vẫn kéo dài các biện pháp khắc phục gây ra tai nạn chết người;
- Môi trường làm việc không an toàn, lại không áp dụng các biện pháp cải thiện gây ra tai nạn chết người;
- Kỹ thuật cơ bản hoặc dự án xây dựng không thực hiện đồng loạt “Ba cùng” gây ra tai nạn chết người; (Cùng thiết kế/cùng xây dựng/cùng sử dụng)
3. 9 Dựa vào trách nhiệm tai nạn nặng nhẹ, mà tiến hành các mức xử phạt khác nhau đối với người chịu trách nhiệm, các hình thức xử phạt bao gồm hành chính, kinh tế và hình sự;
3.10 Tiến hành hội nghị EHS hàng tháng hoặc trong hội nghị đánh giá OHSAS giữa đại diện quản lý và đại diện công nhân, tiến hành đánh giá số lần xảy ra tai nạn, tình trạng tổn thất, tình trạng tai nạn để phân tích và đưa vào tổng kết.
3. 11 Đối với cá trường hợp có bằng chứng rõ ràng, chứng minh cố tình gây ra sự cố phá hoại công ty kiên quyết bài trừ.
4. Dự báo và cảnh báo tai nạn
Quán triệt phương châm quản lý an toàn “An toàn trên hết, dự phòng là chủ yếu”, thể hiện trong các quan niệm mới trong an toàn “Suy nghĩ an toàn, hành động an toàn”. Thông qua OHSAS- đánh giá rủi ro, để tìm các cách thức biện pháp dự phòng rủi ro và giải quyết các mối nguy, dựa vào người, máy móc, vật, luật, nguyên tắc môi trường….để tiến hành tìm ra các mối nguy tiềm ẩn trong quá trình sản xuất, phân tích và xác định các mối nguy đó, áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đồng thời tiến hành đánh giá rủi ro trước đối với các công trình xây dựng hoặc máy móc thiết bị trước khi đưa vào sử dụng. Tăng cường cảnh giác của công nhân đối với các nguy hiểm trên hiện trường làm việc, nâng cao khả năng nhận thức, phòng ngừa nguy hiểm của công nhân, từ đó đạt đến mốc chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ kỹ thuật, tôi biết an toàn, tôi hiểu an toàn, thúc đẩy xây dựng thói quen an toàn và khả năng nhận biết phòng trừ tai nạn phát sinh. |